Logo micatrong suốt, mặt inox. Là kiểu logo đơn giản, sản xuất nhanh nhưng hiệu quả rất tốt trong việc quảng cáo với khách hàng.
Thông thường thì hình thức này thường được khai thác với những logo cần làm với size nhỏ. Phù hợp ở chỗ chi phí sẽ hợp lý hơn nếu sản xuất logo dạng inox hộp. Phù hợp hơn nữa là với logo size lớn, nếu sản xuất logo inox hộp thì rẻ hơn làm như thế này.
Sản xuất logo mica trong suốt, mặt inox có thể tiết kiệm nhiều thời gian hơn so với làm logo inox hộp. Thực tế với size nhỏ, hoàn toàn có thể sản xuất dạng logo inox hộp nhưng rất hao công nên chi phí rất cao.
Cùng với sự phát triển của công nghệ Laser và CNC, người thợ quảng cáo đã sáng tạo ra nhiều kiểu rất hay và lạ. Theo sau đó, việc thi công quảng cáo cũng nhanh và đẹp hơn.
Hiệu quả nhất là sử dụng ánh đèn rọi, đánh ánh sáng theo phương nghiêng chiếu cạnh phần mica trong suốt. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng tạo ra những nét đặ trưng riêng cho mỗi logo. Tùy theo góc độ chiếu sáng, màu sắc ánh sáng, màu nền của tường sẽ cho ra những hiệu ứng ánh sáng khác nhau.
Với nhiều năm trong nghề trang trí, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách những giải pháp toàn diện để logo của quý khách được ấn tượng nhất.
Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm, xin quý khách vui lòng liên hệ:
Việc sản xuất logo size lớn, lắp đặt trên cạn là việc rất bình thường tuy không đơn giản. Nhưng sản xuất logo sáng đèn từ bên trong thả xuống hồ nước sâu 1,5m là cả một vấn đề lớn. Các yêu cầu thiết kế được nêu ra bao gồm:
Chịu được áp lực nước trong thời gian dài
Không được để nước ngấm vào trong logo, nhất là phạm vi sáng đèn
Độ sáng logo phải tốt trong điều kiên nằm thấp hơn mặt nước 0,5m
Sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, Quảng Cáo Nhanh đã thực hiện thành công dự án làm đẹp thành phố cùng 7up tại hồ con Rùa, quận 3.
Tuy không phải là công trình lớn, nhưng đã mang lại niềm tụ hào cho chúng tôi.
Xin cám ơn khách hàng đã tin tưởng và hợp tác
Thi công logo 7up hồ con rùa
Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm, xin quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Quảng Cáo Nhanh
392A Bình Quới, P.28, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh.
Bạn có nhận ra điều gì trong logo này không? Logo của FedEx được thiết kế vào năm 1994 bởi Linden Leader & Landor Associates. Nếu chỉ lướt qua, bạn sẽ thấy nó khá đơn giản và trần trụi, nhưng nếu nhìn kỹ vào khoảng trống giữa hai chữ “E” và “x”, bạn sẽ phát hiện ra chúng tạo thành một mũi tên chỉ sang hướng bên phải. Mũi tên này nhằm mục đích thể hiện tính nhanh chóng và chính xác trong dịch vụ vận chuyển của FedEx.
2. Amazon.com
Mũi tên màu vàng của Amazon có ý nghĩa nhiều hơn là một vật trang trí. Logo này được thiết kế để chuyển đến thông điệp rằng họ bán mọi thứ từ A đến Z (mũi tên để nối hai chữ cái này) và cũng đại diện cho nụ cười mà khách hàng của Amazon sẽ có khi mua bán trên website này (mũi tên lúc này lại tạo thành mặt cười).
Logo nổi tiếng và những ẩn giấu phía sau
3. Baskin-Robbins
Năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Baskin-Robbins đã ra mắt thiết kế mới cho thương hiệu của hãng. Logo mới được tạo ra nhằm mục đích “thể hiện được niềm vui và năng lượng của Baskin-Robbins”. Trong logo cũ, số “31” xuất hiện với một cung tên đơn giả gợi ý về cái thìa xúc kem và được đặt ngay cạnh tên hãng. Còn trong logo mới, bạn có thể thấy rằng số “31” vẫn được giữ lại, nhưng nó được hình thành bởi những phần màu hồng của hai chữ cái “B” và “R” trong tên của hãng này.
4. Big Ten Conference
Được thành lập năm 1896, Big Ten Conference là một liên minh của nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới có cùng mục tiêu nghiên cứu, giảng dạy và cung cấp các dịch vụ cộng đồng. Từ năm 1949 đến năm 1990, Big Ten có 10 trường thành viên. Sau đó, ngày 4/6/1990, họ bổ sung thêm Đại học Pensylvania. Cái tên Big Ten vẫn được giữ nguyên, nhưng logo của họ thì đã được thay đổi. Nếu nhìn kĩ, bạn sẽ thấy khoảng trống giữa hai chữ cái “G” và “T” tạo thành số “11”. Tuy nhiên, gần đây, Big Ten lại cho ra mắt logo mới để sử dụng trong niên khóa 2011-2012. Lần này, số “10” được tạo thành bằng hai chữ cái trong từ “Big” và không hề đề cập đến số thành viên hiện tại là 11.
5. Toblerone
Năm 1908, ở Berne, Thụy Sĩ, Theodore Tobler và Emil Baumann (một người họ hàng của Tobler) đã làm ra loại chocolate độc đáo theo công thức đặc biệt và có hình tam giác. Nhưng phải đến năm 1970 thì hình ảnh núi Matterhorn mới xuất hiện trên bao bì của hãng này. Ngày nay, người ta còn có thể thấy một con gấu ( biểu tượng của thành phố Berne) ẩn sau logo hình ngọn núi Matterhorn.
6. Hãng hàng không Northwest Airlines
Logo của hãng này được đánh giá là khá đơn giản nhưng hiệu quả với một chữ “N” và một chữ “W” giống như một chiếc la bàn chỉ về hướng tây bắc vậy. 7. Sun Microsystems
Logo của Sun Microsystem có tới 4 chữ “sun” xen kẽ nhau và được thiết kế bởi giáo sư Vaughan Pratt của Đại học Stanford. Nó độc đáo ở chỗ dù có quay theo hướng nào, người ta cũng có thể đọc được chữ “sun”.
8. Families and Marriage
Chữ “i” trong từ “Families” và hai chữ “R” ngược nhau trong từ “Marriage” gợi liên tưởng đến hình ảnh một gia đình và một đám cưới.
9. Goodwill
Trong logo này, bạn có thể nhìn ra nửa bên phải của mặt cười hoặc là chữ “g”.
10. Unilever
Theo Unilever, thiết kế mới của họ là sự tổng hòa của tất cả những gì cần thiết nhất cho cuộc sống, và mỗi biểu tượng cũng là đại diện cho một lĩnh vực kinh doanh của họ. Ví dụ: áo sơ mi (bên dưới hình trái tim) là biểu tượng cho quần áo (ám chỉ các sản phẩm về giặt tẩy).
11. IBM
Theo IBM Archieves, năm 1972, logo quốc tế đầu tiên của họ đã được ra đời và vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Logo này rất dễ nhận ra bởi 8 đường kẻ sọc tạo nên chữ cái IBM. Các đường này tượng trưng cho “tốc độ và sự năng động”.
12. Giải đua xe công thức 1
Nếu chỉ nhìn qua, bạn sẽ chỉ thấy logo này khá đơn giản với chữ cái “F” và số “1”. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy có số 1 được tạo thành từ khoảng trống giữa hai chữ trên, và số 1 màu đỏ cũng bị cắt bởi các sọc ngang để thể hiện tốc độ khủng khiếp trên đường đua.
Các yếu tố cần thiết của một logo. Tạo ra một logo là một quá trình mà bạn phải vận dụng cả khoa học, tâm lý học, sáng tạo nghệ thuật và (trong phần lớn các trường hợp) sự may mắn. Bạn nên biết: o Logo thực sự là cái gì. o Những gợi ý khi bắt đầu quá trình sáng taọ. o Những lưu ý trước khi bạn bắt tay vào làm. o Những lời khuyên về dạng, dáng và sự lựa chọn màu. Nhưng lần lượt từng bước một. Trước khi bắt đầu bạn nên biết một vài điều về một logo được thiết kế tốt, tại sao nó lại là tốt và làm nó như thế nào. Đó là các yếu tố cần thiết của một logo
Logo là thương hiệu? Đầu tiên, phải làm rõ một điều: Logo không phải là thương hiệu của bạn.
Logo chỉ thể hiện về mặt thị giác thương hiệu của bạn. Việc xây dựng thương hiệu và tạo logo là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Logo của bạn không có gì khác hơn là một hình ảnh đại diện cho thương hiệu của bạn, không hơn không kém. Nó cho phép công chúng với tiền của họ thấy được bạn, nhớ bạn, phân biệt và nhận ra bạn trong số hàng triệu nhãn hiệu khác nhau. Và trong khi logo không phải là thương hiệu thì thiết kế và sự sử dụng một cách nhất quán nó sẽ tác động không nhỏ tới việc thương hiệu của bạn sẽ được tiếp nhận như thế nào. Một logo tuyệt vời sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn thành công một cách đáng ngạc nhiên. Ngược lại, có thể nó sẽ là “nụ hôn của thần chết”.
Một lời cảnh báo. Bài viết này chỉ dành cho việc sáng tạo một logo cho một nhãn hiệu hoàn toàn mới. Nếu như bạn có ý định thay đổi hoặc thay thế logo đã tồn tại từ bấy lâu thì hãy cẩn trọng. Hết sức nguy hiểm. Thay đổi logo là xóa đi sự nhận biết về nhãn hiệu của bạn trong tâm trí của khách hàng, cái mà bạn đã dày công xây dựng trong cả một quá trình kinh doanh lâu dài. Nếu như logo cũ của bạn có vấn đề thì tất cả những gì bạn phải làm là làm “sạch” nó, “đánh bóng” nó, tổ chức lại nó hợp lý hơn. Người ta nhận biết về dáng (shapes) trước tiên. Vì vậy khi sửa lại logo nên giữ lại shapes và thiết kế cơ bản. Việc này an toàn hơn là thay đổi toàn bộ biểu tượng đã quen thuộc với khách hàng.
Bắt đầu quá trình sáng tạo: Logo không phải xuất phát từ chủ quan của nhà thiết kế. Bạn không thể tự nghĩ ra nó. Nó phải xuất phát từ chính sản phẩm và dựa trên những đặc điểm về tâm, sinh lý cũng như nhận thức của khách hàng hay đối tượng tiềm năng của sản phẩm đó. Cái mà bạn phải nghiên cứu trước nhất đó là đặc điểm của sản phẩm: nó có gì khác so với sản phẩm khác, nó đại diện cho cái gì hiện hữu trong tâm trí của khách hàng. Tức bạn phải nắm bắt được tính cách của nó. Nếu trong quá trình này bạn đã thực sự lấy được hồn của sản phẩm coi như bạn đã thành công tối 90%. 9% còn lại dành cho sự sáng tạo. Và 1% cuối cùng hoàn toàn là kỹ thuật. Nếu bạn đã làm chủ được bước đầu tiên thì bước thứ 2 sẽ là việc nghiên cứu về kỹ thuật thiết kế. Dáng nào (shape), nét nào (line), bố cục nào (layout), màu nào (color), font chữ nào (typo) phù hợp với tính cách của sản phẩm đưa ra? Làm thế nào để mắt người xem nhận biết nhanh nhất, dễ dàng nhất logo của bạn? Logo của các sản phẩm cùng loại như thể nào, của đối thủ cạnh tranh ra sao? Làm thế nào để phân biệt với chúng? Chỉ khi đã trả lời xong các câu hỏi trên bạn hãy chuyển sang bước tiếp.
Các logo tốt đầu tiên được thiết kế đen và trắng. Màu sắc sẽ đến sau. Cũng như vậy, nếu như bạn thuê thiết kế thì hãy đánh giá logo đen trắng trước, sau đó mới đến màu. Bằng việc đánh giá phiên bản đen trắng trước, bán sẽ có ý tưởng tốt hơn về dạng, thiết kế và khả năng đọc được của logo.
Thiết kế tốt sẽ đứng vững trong đen và trắng. Thiết kế dở thì không. Những nhà thiết kế lười nhác biết rõ là một thiết kế tệ có thể được ngụy trang bằng màu sắc. Một logo không nên dựa trên màu sắc để tạo dựng sự lôi cuốn, sự độc đáo hay khả năng nhận biết của nó.
Nếu bạn thuê những nhà thiết kế logo hãy yêu cầu họ đưa bản thiết kế đen trắng trước. Nếu họ không có nó, đừng ngần ngại sa thải họ.
2. Tiếp đến là dáng (Shape) và phong cách (Style).
Các logo đầu tiên được nhận biết bởi hình dạng, sau đó mới là màu sắc. Các logo tốt có các hình dáng đơn nhất và thống nhất, không rườm rà và được phân biệt với một biển các logo khác mà công chúng thấy hàng ngày. Hình khối phải đơn giản, sạch sẽ và nhanh chóng. Đôi khi logo chỉ là tên của tổ chức được sắp xếp theo một trật tự với một phông chữ khéo chọn. Và ngay bản thân các chữ, các từ cũng là các hình khối. Các logo phức tạp khó được nhận biết hơn. Người ta nhớ các logo chính xác theo cùng cách nhớ các từ được in ra. Khi bạn nhìn vào từ “mèo”, bạn không nhìn từng chữ cái riêng biệt. Thay vào đó bạn sẽ lưu vào tâm trí cả “khối” từ. “Khối” từ này đại diện cho một con vật nhỏ, có lông và móng sắc. Một ví dụ khác, khi bạn lướt qua từ “pneumonoultramicroscopicsilicovolcanokoniosis ” bạn sẽ có xu hướng bỏ qua nó và không nhận biết nó bởi nó quá phức tạp. (Điều này dẫn chúng ta đến việc sử dụng các từ đơn giản, ngắn để đặt tên sản phẩm và gắn chúng lên logo). Quy tắc trên cũng đúng với logo. Một thiết kế đơn giản, độc đáo là một thiết kế hiệu quả. Nhưng không dễ chút nào. Mục đích của logo là được nhận biết và ghi nhớ. Cũng như các từ, logo càng đơn giản càng tốt. Ngoại lệ. Có một vài ngoại lệ đối với nhân tố đơn giản hóa trong việc thiết kế logo. Nếu logo phức tạp, thực tế có một vài cái cũng tốt, thì yếu tố chính vẫn phải rõ ràng, trong sáng. Hãy nhớ, chúng ta nhận biết logo theo dạng trước rồi mới đến màu (bằng chứng là các logo của MTV, của các hãng phim thay đổi màu xoành xoạch mà người ta vẫn nhận ra chúng, còn logo xe FIAT thay đổi hình dáng lại làm cho khách hàng rối trí). Nếu như bạn vẫn muốn tạo một cái gì dó phức tạp thì các hình khối vẫn phải đưộc nhận biết một cách dễ dàng bởi một người mù chữ. Dù gì đi chăng nữa thì nguyên tắc “trắng đen đầu tiên” vẫn là quan trọng nhất. Không có ngoại lệ cho nguyên tắc này.
3.Đôi điều về màu sắc.
Cũng như hình dạng của logo, màu sắc cần phải đơn giản và dễ dàng nhận biết cũng như ghi nhớ. Màu sắc và sự phối hợp màu sắc được sử dụng trong logo phải thống nhất và độc đáo sao cho logo không bị hòa lẫn vào hàng sa số các logo khác. Các phối hợp phức tạp về màu sắc (trong đó sử dụng nhiều màu khác nhau) làm loãng đi yếu tố quan trọng nhất: Dáng của logo. Lại một lần nữa, hãy nghĩ về quá trình ghi nhớ của não. Khá dễ dàng để nhớ một logo chỉ có 2 màu xanh da trời và nâu đất. Còn một logo với đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng,… thì không. Màu nào bạn nên sử dụng? Màu sắc cũng có ý nghĩa của nó. Xanh lá cây có nghĩa là đi. Đỏ nghĩa là dừng. Vàng có nghĩa là giảm tốc độ. Đó là một vài quy tắc về màu và các cảm xúc mà nó gây ra được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên xu hướng về màu hay thay đổi. Vì thế điều quan trọng là bạn phải tìm ra được sự phối hợp về màu sắc sẽ đứng vững lâu dài: o Đen: nghiêm túc, độc nhất, khỏe mạnh, sức mạnh, tinh tế, truyền thống. o Xanh da trời: quyền uy, đức hạnh, an toàn, tin tưởng, di sản, vững bền. o Nâu/vàng kim: lịch sử, hữu dụng, thuộc về đất, giàu có, truyền thống, bảo thủ. o Xám/bạc: ảm đạm, quyền uy, thực tế, trí lực, tin tưởng. o Xanh lá cây: thanh bình, sức khỏe, tươi mát, ổn định, ngon miệng. o Da cam: vui nhộn, phấn khởi, cởi mở, khao khát, nhanh nhẹn. o Hồng: Nữ tính, ngây thơ, mềm mại, sức khỏe, trẻ trung. o Tím: Tinh tế, tinh thần, thịnh vượng, trẻ trung, bí ẩn, màu sắc của hoàng gia. o Đỏ: Kích động, đam mê, sức mạnh, sự sống, sợ hãi, tốc độ, khao khát. o Trắng/bạc:tinh khiết, chân lý, niềm tin, tao nhã, giàu có, đương thời. o Vàng: trẻ trung, lạc quan, vui tươi, nhút nhát, tinh tế, thận trọng, khao khát.
Màu ưa thích của bạn là gì? Xanh hay đỏ? Không quan trọng. Màu xanh da trời không dùng để bán thực phẩm, màu đỏ không biểu hiện sự vững chắc và rõ ràng là màu mà bạn thích không hẳn là cái hợp với thương hiệu của bạn. Lựa chọn màu sắc rất quan trọng. Bạn có thể bỏ tiền ra nghiên cứu để tìm ra màu sắc phù hợp nhất nhưng nếu ngân sách hạn hẹp thì có hàng núi sách viết về màu sắc, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng tại bất cứ đâu. Hãy sử dụng chúng.